Tỷ phú bán giày – Cuộc phiêu lưu tìm hạnh phúc của CEO Zappos

Câu chuyện bắt đầu vào một ngày giữa tháng 7 năm 2009, 48h sau khi thế giới được thông báo rằng Amazon đã mua lại Zappos với giá khoảng hơn 1 tỷ USD, Tony Hsieh, CEO của Zappos, đứng trong bữa tiệc tri ân nhân viên Zappos và chuẩn bị thông báo về sự kiện lớn của mình.

Giây phút đứng trước ánh mắt của hơn 700 nhân viên, nhiều người trong số đó đang khóc vì hạnh phúc, Tony quyết định thực hiện một cuộc du hành về quá khứ: Lần lại dấu vết con đường anh đã bắt đầu.

Trang trại giun đất

Phần đầu của cuốn sách bắt nguồn từ tuổi thơ của Tony Hsieh: Câu chuyện về một cậu bé nghĩ rằng mình có thể xây dựng một trang trại bán giun từ một hộp bùn với hơn 100 con giun đất. Cậu bé Tony tin rằng khi cắt đôi một con giun thành 2 phần thì 2 phần đó sẽ lớn thành 2 con giun khác nhau.

Phi vụ thất bại. Nhưng Tony không nản lòng, cậu tiếp tục với vô số các phi vụ khác: Bán thiệp, sản xuất và bán khuy áo, làm hướng dẫn viên tại nhà hát… Có cả thành công và thất bại, nhưng chúng đã cho cậu sinh viên Havard vô số những bài học, và tiền để cậu tiếp tục kinh doanh sau này.

Tiệm bánh Pizza

Thời phổ thông, Tony đã thể hiện rõ bản thân là một cậu học trò thông minh. Cậu dễ dàng được nhận vào các trường đại học hàng đầu: Stanford, MIT, Harvard, Yale, Princeton… Nhưng xuất thân từ một gia đình gốc Á, cậu đã nghe lời bố mẹ và chọn Harvard.

Ở đây, Tony tiếp tục thực hiện những ý tưởng của mình. Trong đó nổi bật là việc crowdsourcing các đề cương ôn tập, sau đó bán lấy tiền, và đầu tư kinh doanh pizza. Cũng chính nhờ việc kinh doanh pizza mà Tony đã gặp được Alfred, CFO của Zappos sau này.

Cũng trong thời gian học tại Harvard, Tony cũng đã thực tập ở một vài công ty công nghệ và bắt đầu làm quen với thứ gọi là World Wide Web.

Khi tốt nghiệp, Tony và bạn cùng phòng Sanjay đều được nhận vào Oracle. Họ làm một công việc mà Tony mô tả là việc nhẹ – lương cao, nhưng lặp đi lặp lại và vô cùng nhàm chán.

LinkExchange

Tony và bạn cùng phòng là Sanjay quyết định bắt đầu làm gì đó vào các buổi tối và cuối tuần “cho vui và chống lại sự nhàm chán”.

Và họ bắt đầu với Internet Marketing Solution (IMS) – Dịch vụ xây dựng website cho các công ty (Hãy nhớ là ở thời điểm đó – năm 1996- internet vẫn còn là thứ gì đó khá mới mẻ, dù là ở Mỹ). Khi IMS bắt đầu có những hợp đồng đầu tiên cũng là lúc Tony và Sanjay quyết định rằng họ cần nghỉ việc tại Oracle để tập trung cho công ty mới.

Nhưng họ cũng nhanh chóng nhận ra IMS không phải là điều mà họ thực sự muốn làm, họ chỉ đơn giản là thích ý tưởng làm chủ và tự điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Vì vậy, họ ngày đêm đi tìm những ý tưởng thú vị, và họ tìm ra Internet Link Exchange (ILE) – Một mạng lưới quảng cáo.

Hiểu đơn giản, nếu bạn có một trang web có nhiều người truy cập, bạn có thể cài một đoạn mã code từ ILE để các quảng cáo xuất hiện trên trang web của bạn, và càng nhiều người truy cập, bạn càng có nhiều tiền quảng cáo.

Bạn có thể xem qua video giới thiệu của mạng hiển thị Google (Google Display Networks) để hiểu về ILE

LinkExchange phát triển rất nhanh. Tháng 8 năm 1996, Tony và Sanjay đã từ chối bán công ty này với giá 1 triệu USD, họ tiếp tục phát triển, và liên tục kêu gọi bạn bè, người thân của mình tới cùng làm, trong đó có Alfred – Cậu bạn học Harvard mà Tony đã quen khi mở tiệm bánh pizza. Họ cũng từ chối một đề nghị mua lại LinkExchange khác với giá 20 triệu đô la sau đó.

Đầu năm 1997, khi quy mô của LinkExchange đã tăng tới mức hơn 100 nhân viên, Tony bắt đầu cảm thấy những điều khác lạ: Anh cảm thấy “thật lạ khi đi dạo quanh văn phòng và gặp toàn những người xa lạ”. Cho đến một buổi sáng, Tony thức dậy và cảm thấy kinh hãi với việc đi làm. LinkExchange từ một môi trường “một người vì mọi người, mọi người vì một người”, đã trở thành nơi đầy những chuyện chính trị, địa vị và những lời đồn thổi. Và đó cũng là lúc Tony bắt đầu nghĩ đến chuyện rời công ty.

Quỹ “Những chú ếch phiêu lưu”

Microsoft mua lại LinkExchange với giá 265 triệu đô la, vượt qua Yahoo và Netscape. Với số tiền thu được, Tony cùng các đồng nghiệp cũ – những người bạn ở LinkExchange cùng nhau chuyển tới sống trong một tòa nhà, có đầy đủ rạp chiếu phim và các tiện ích khác – Họ bắt đầu xây dựng thế giới của riêng mình.

Họ gây dựng được một quỹ đầu tư với vốn ban đầu khoảng 27 triệu USD, và đặt tên nó là “Những chú ếch phiêu lưu”.

Chính tại quỹ này, Tony đã gặp Nick Swinmurn, người đang xây dựng shoesite.com – cửa hàng bán giày trực tuyến lớn nhất thế giới trong tương lai. Nick đã thuyết phục được Tony đầu tư vào sản phẩm của anh, và họ quyết định đổi tên thành Zappos.

Thế nhưng trong quãng thời gian này, Tony chưa dành nhiều thời gian và sự quan tâm tới Zappos. Anh dành thời gian tham gia & cảm nhận niềm hạnh phúc từ những bữa tiệc.

Tony cũng dành nhiều thời gian ở các sòng bài để chơi Poker. Có vài điều Tony học được từ việc này, nổi bật là anh nhận ra rằng để thắng được trò Poker, bạn không cần là người giỏi nhất, điều quan trọng là bạn cần biết chọn bàn để chơi: Bạn sẽ thắng nếu trong bàn chơi 10 người có ít nhất 1 người không chơi theo cách tối ưu có tính toán.

Nhưng rồi Tony cũng nhận ra rằng dù anh học được rất nhiều thứ từ trò Poker, nhưng đây không phải bàn chơi dành cho anh, đã đến lúc anh cần thay đổi.

Cũng thời điểm đó, Zappos, được điều hành bởi Nick Swinmurn và cộng sự Fred, đang gặp khó khăn trong việc kêu gọi thêm vốn để phát triển. Và thế là Tony quyết định dành trọn thời gian cho Zappos.

Zappos – Cuộc phiêu lưu vĩ đại

Zappos là cả một câu chuyện dài. Tony dành nửa cuốn sách cho cuộc phiêu lưu của anh ở đây.

Ban đầu, họ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Zappos cũng hơn một lần đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tiền mặt. Tony thậm chí đã phải bán đi căn hộ yêu thích của mình để duy trình hoạt động.

Dù vậy, công ty vẫn tăng trưởng ấn tượng và Tony cùng cộng sự cũng đưa ra được một tầm nhìn cho Zappos: Thương hiệu về dịch vụ khách hàng tốt nhất, họ cũng áp dụng cách đối xử này đối với các nhà cung cấp của mình.

Tầm nhìn đó cũng là lý do Zappos quyết định di chuyển trụ sở làm việc từ San Francisco tới Las Vegas, bởi ở đó họ có thể dễ dàng mở rộng trung tâm chăm sóc khách hàng. Điều thú vị là đã có tới 70 /90 nhân viên Zappos thời điểm đó đồng ý chuyển tới Las Vegas cùng công ty.

Chuyển tới Las Vegas, đa phần họ chẳng có bạn bè, nên họ cùng làm việc, cùng giải trí, và tạo nên một mạng lưới xã hội mới, riêng biệt. Lúc đó là năm 2004, và là khoảng thời gian Zappos dành ưu tiên số 1 cho việc xây dựng văn hóa công ty.

Và cuốn Sổ tay văn hóa ra đời.

Sổ tay văn hóa là tập hợp nhưng những suy nghĩ của chính nhân viên Zappos về văn hóa công ty. Những suy nghĩ này được chính Tony Hsieh tập hợp lại qua email và không kiểm duyệt hay chỉnh sửa bất cứ điều gì.

Sự ra đời và phát triển của cuốn Sổ tay văn hóa đem lại rất nhiều điều thú vị, trong đó có 10 giá trị cốt lõi của Zappos.

Cuốn sổ cũng là kim chỉ nam để Zappos xây dựng đội ngũ lực lượng nòng cốt của mình. Cùng với thương hiệuvăn hóa, lực lương nòng cốt là tiền đề cho sự phát triển của Zappos.

Kết

Trở lại năm 2009, khi Tony thông báo cho hơn 700 nhân viên về việc Amazon mua lại Zappos:

Nửa là chủ quan, nửa là may mắn, chúng tôi đã tìm ra con đường để đạt được lợi nhuận, đam mê và mục tiêu của mình.

Chúng tôi đã tìm ra con đường để mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Đây là khởi đầu cho hành trình tiếp theo để thay đổi thế giới của chúng tôi.

Sách có thể mua online tại đây.

Chuyện đi công tác

Hôm nọ đi theo mấy ông anh làm đường.

Cái đường làng bé tí teo, đổ bê tông, làm xong từ trước Tết, giờ nghiệm thu để hoàn thành thủ tục.

Đoàn nghiệm thu hơn chục người: Cán bộ xã, cán bộ huyện, trưởng thôn, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, ban hỗ trợ huyện… Chẳng ai có đến cái thước 20 cm để đo bề dày đường, chứ đừng nói đến thước dây.

Các cán bộ ngồi trên xe máy (Vì đường bé, ô tô không vào được), đi một lượt từ đầu đến cuối. Đoạn dừng xe bước xuống, mình cứ tưởng là sẽ có màn bước đều một hai, xem đường xá chịu lực như nào. Nhưng mà không, các cán bộ chỉ bước vài bước, rồi lại quay lên xe đi về.

Ngồi UB xã, cán bộ xã pha ấm chè, hỏi các cán bộ khác có ý kiến gì không?

Lần lượt các cán bộ bày tỏ, rằng tôi thấy như này như này, nhưng thế là được rồi.

Rồi đơn vị thi công đưa phong bì, mình đoán là giấy tờ tài liệu gì đó theo quy định, chứ không phải tiền, vì tuyệt nhiên không thấy ai có thái độ phản đối…

 

Sức mạnh của Zappos và … TOPICA : Văn hóa

Cảnh báo: Không phải là tớ nghỉ xong vẫn nhớ TOPICA quá, đến nỗi 100% các post trên blog đều lải nhải TOPICA đâu!

Đơn giản là đọc về Zappos (Tỷ phú bán giày – Tony Hsieh) và cảm thấy có những sự thích thú không hề nhẹ khi có quá nhiều những điểm tương đồng với TOPICA, đặc biệt khi CEO Tony Hsieh nhắc đi nhắc lại hai chữ văn hóa. (Phải có đến 9 tỷ chữ văn hóa xuất hiện trong cuốn sách dày hơn 300 trang ấy).

Nếu như ở TOPICA, văn hóa được logo hóa trong 2 khái niệm là 6C và 6K, thì Zappos cũng có 10 giá trị cốt lõi. Thú vị hơn, những giá trị này khá tương đồng với nhau:

  • Chú trọng vào việc phát triển cá nhân, sáng tạo, không sợ sai, không ngại thay đổi, cải tiến không ngừng. (TOPICA có Cầu tiến, Chủ động, Không sợ cái mới, không sợ bẩn tay, không sợ dẫm cứt… thì Zappos có 2. Nắm lấy thời cơ và thay đổi; 4. Mạo hiển , sáng tạo, cởi mở; 5. Không ngừng học hỏi và hoàn thiện mình;…)
  • Thẳng thắn và chân thành: 6C của TOPICA nổi bật nhất là Chia sẻ, chia sẻ ở đây mang nghĩa thẳng thắn, không cả nể. TOPICA tin rằng làm việc với nhau thì phải có va chạm. Trong khi đó ở Zappos, ví dụ hùng hồn nhất  được tác giả dẫn chứng là năm 2008, trong thời khì khủng hoảng kinh tế, Zappos đối mặt với áp lực phải sa thải 8% nhân viên, chính CEO Tony Hsieh đã viết email thông báo cho toàn công ty về vấn đề này.

Ngoài ra, như đã viết ở post trước, phỏng vấn ở Zappos hay TOPICA đều có 2 vòng là phỏng vấn chuyên môn và phỏng vấn văn hóa để chọn lọc những người phù hợp với văn hóa công ty.

Zappos cũng như TOPICA đều chú trọng vào các hoạt động đào tạo nội bộ. Ở Zappos, 4 tuần làm việc đầu tiên dành cho việc đào tạo. Và đây là những nội dung bạn sẽ học:

  • Lịch sử Zappos
  • Văn hóa Zappos
  • Giao tiếp 1, 2, 3
  • Giới thiệu về huấn luyện
  • Thư viện Zappos: các cuốn sách Fred Factor và Fish
  • Giới thiệu về tài chính
  • Khoa học về Hạnh phúc 101
  • Lãnh đạo nhóm
  • Một tuần cắm trại tại Kentucky
  • Định hướng quản ly mới
  • Thúc đẩy hoạt động
  • Nhân sự 101 & 102
  • Các kỹ năng cần thiết về lãnh đạo
  • Thư viện Zappos: Made to stick
  • Tài chính 2: Quy trình lập kế hoạch
  • Kỹ năng phát ngôn trước công chúng

Còn ở TOPICA, đây là những thứ tớ đã học (hoặc đã trốn không đi học):

  • Tổng quan TOPICA
  • Văn hóa TOPICA
  • 4H (Mô hình sư phạm của TOPICA, áp dụng cả sang các lĩnh vực khác: Học viên – Hoạt động – Hiệu quả – Hình ảnh)
  • Vẽ voi (Công cụ quản lý của TOPICA)
  • Ketraphaky (Hệ thống đánh giá nhân sự TOPICA)
  • Leadership: 4E
  • 5 kỹ năng quản lý
  • Logo hóa: Hệ thống ký hiệu TOPICA

Nói một cách đơn gian, nếu như phải trả lời đâu là thứ tạo nên sức mạnh của TOPICA hay Zappos, thì tớ nghĩ rằng câu trả lời của các sếp sòng sẽ là văn hóa (thay vì con người như đa phần các doanh nghiệp khác).

3 bài học phát triển văn hóa doanh nghiệp từ “Tỷ phú bán giày”

Cuốn sách từ CEO Zappos Tony Hsieh, kể về hành trình đi tìm kiếm một cuộc sống hạnh phúc. Mình đang viết một bài review dài dài, nhưng có vài ý tưởng theo kiểu quá tiểu tiết để nhắc đến, nhưng lại cực kỳ thú vị, nên list ra ngắn gọn trước:

1, Thư viện Zappos:

Trong thời kỳ loay hoay tìm một tầm nhìn lâu dài cho Zappos, Tony chia sẻ với người đồng sáng lập, Fred, về cuốn Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collin. Cuốn sách có vẻ đã có ích, khi hai người cùng nhận ra tầm nhìn vĩ đại của Zappos là trở thành thương hiệu hàng đầu về dịch vụ khách hàng. Vài ngày sau, Fred gửi lại cho Tony một email:

Người gửi: Fred Mossler

Người nhận: Tony Hsieh

Chủ đề: Những cuốn sách

Tớ đang nghĩ về câu chuyện những cuốn sách của chúng ta. Có thể cách tốt nhất để khuyến khích mọi người đọc sách là lập ra một bảng tin có tên của mọi người bên dưới và những cuốn sách hữu ích nên đọc ở bên trên. Khi đọc xong một cuốn, họ sẽ được đánh một dấu vào ô của mình. Có thể, cậu sẽ đi ăn trưa cùng những người đã đọc xong những cuốn sách hữu ích? Hoặc có thể họ sẽ nhận được vé xem phim hay những món quà chứng nhận việc học đã đọc xong ba cuốn sách, v.v…

Chúng ta có thể xây dựng thư viện của Zappos với các loại sách khác nhau để mọi người có thể mượn về đọc.

Và thư viện Zappos ra đời từ đó, không chỉ là vài cuốn sách cho nhân viên mượn, mà là hàng trăm loại sách cho nhân viên và cả khách tham quan Zappos.

2, Sổ tay & phỏng vấn văn hóa

Trước khi tạo nên một Zappos khổng lồ, Tony Hsieh là nhà sáng lập LinkExchange. Ban đầu, Tony cảm thấy thật hạnh phúc. Nhưng công ty lớn dần, lớn dần, Tony bắt đầu gặp những người lạ mặt trong chính văn phòng của mình. Anh bắt đầu cảm thấy áp lực mỗi khi phải thức dậy đi làm, anh không còn cảm thấy hứng thú với môi trường xung quanh, những người đồng nghiệp tại công ty lớn không còn chung đam mê, chung sở thích với anh. Và đó là lúc anh quyết định rời bỏ LinkExchange.

Sau này, Tony không muốn mắc sai lầm tương tự ở Zappos. Anh muốn chia sẻ những giá trị sống của mình với những người xung quanh.

Nhiều ý tưởng nảy ra, và ý tưởng được chọn là yêu cầu mỗi nhân viên viết ra ý nghĩa của Zappos đối với họ và biên soạn thành một cuốn sách, tất cả nội dung sẽ được tôn trọng và không bị chỉnh sửa.

Về phỏng vấn văn hóa, khi tuyển một nhân viên mới, ngoài vòng chọn lọc về chuyên môn, bộ phận nhân sự sẽ có một buổi phỏng vấn riêng để chọn lọc những người phù hợp với văn hóa công ty. (Cái này bạn nào làm TOPICA chắc sẽ thấm ^^)

3, Những chuyến tham quan

Đây là một trong những cách Zappos truyền tải văn hóa của mình tới công chúng: Các đối tác, khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng.

Mỗi chuyến tham quan thường kéo dài khoảng 1 giờ. Trong 1 giờ đó, nhân viên Zappos sẽ cố gắng đem lại những trải nghiệm BẤT NGỜ và thú vị đến cho du khách.

(Thật ra ý tưởng này mình thấy không đủ hay ho, nhưng note lại để biết đâu một ngày nào đó, trên đường đi nhận Nobel văn học, mình sẽ ghé qua tham quan…)

Đủ 3 rồi ạ. Mình chưa đọc xong nên có thể sẽ tiếp tục update. Hihi.

 

 

 

Gió mùa, đất lạ

Chiều gió mùa.

Chẳng biết có phải là rét nàng Bân không nhỉ?

Tớ chả liên quan gì đến nàng âý đâu, nhưng thời tiết này thật là dễ gây ra cảm xúc mà, nhất là khi con người ta còn đang lạ lẫm với một vùng đất mới, một môi trường mới, rất lạ.

Cho các bạn chưa biết, tớ nghỉ việc TOPICA từ 29/2/2016. Giờ tớ đang ở Tuyên Quang, làm một thứ hoàn toàn khác so với những gì tớ tưởng tượng từ khi tớ còn là sinh viên đến giờ.

Như chuyện một thằng cu em hỏi:

– Một năm trước anh có nghĩ anh sẽ lên Tuyên Quang làm việc không?

– Thật ra một tháng trước tao còn chả nghĩ đến ấy.

Thế mà nó vẫn diễn ra các cậu ạ.

Nó diễn ra trong trạng thái vô cùng vật vã của tớ: Mày là ai? Ước mơ của mày là gì? Mục tiêu của mày trong 5, 10 năm nữa là gì?

Nó diễn ra trong sự vật vã của anh em đồng nghiệp. Vài đứa khóc, vài đứa kêu là em chán chả muốn làm gì nữa.

Các cậu ạ, nếu các cậu có đọc cái này thì tin tớ đi, vài hôm nữa các cậu sẽ quên tớ ngay ý, những thứ đó là những cảm xúc, và tớ rất rất vô cùng trân trọng những cảm xúc ấy, nhưng cảm xúc mà, nó luôn luôn mang tính thời điểm thôi… Tớ dám cá là các cậu lúc này quen với việc không có tớ hơn nhiều so với việc tớ không có các cậu.

Tớ vẫn không biết tớ muốn gì?

Tớ vẫn nhớ anh Bình có lần bảo tớ là tiếp cận 1 công việc chỉ có 2 thứ cần đo đếm: Earn or learn – Mày sẽ kiếm được bao nhiêu và mày sẽ học được gì, phát triển bản thân như nào? Và thường thì nếu kiếm được nhiều sẽ học được ít, và ngược lại.

Lúc này tớ cần earn, hay cần learn nhỉ? Hay cần những trò đùa lố bịch, ngớ ngẩn với các cậu?

Thật sự đó, tớ muốn gì?

Tớ không định viết nhật ký đâu, nên nếu ai đó đọc post này làm ơn hãy giúp tớ trả lời một câu hỏi đầy tính triết học: Ước mơ của cậu là gì? Cậu đến trái đất này làm cái vẹo gì vậy?

 

Cà phê mồng 6

Lại là cà phê Tết, rảnh quá mà.

Lần này ở giữa thủ đô, quán xá chẳng có cái vẹo gì kỳ lạ như hôm mồng 2.

Một thằng anh sắp cưới, môt thằng đã dẫn gấu về nhà, hỏi bao giờ định cưới thì nó bảo chỉ là vấn đề thời gian thôi em: vấn đề là anh đéo biết bao giờ em ạ.

Thế là chuyển sang chuyện công việc.

Mình bảo chả có gì vui cả anh nhỉ. Nó bảo ừ, thế nên anh mới đéo thích đi cà phê.

Xong nó gục xuống ngủ, bảo là đủ bọn đi uống bia thì gọi anh dậy.

Mùng 2 Tết

Hai anh em rủ nhau đi uống cà phê.

Quán cà phê vườn, tối thui, mỗi góc lại có một đôi. Bên cạnh là quán kara, giọng chua chua lảnh lót, mình bảo kể ra cũng giống cafe nhạc sống, cũng vui. Ông anh bảo sống đéo gì em ơi, nhạc này ươn mẹ nó rồi, anh em xách đít về thôi…

Chỉ là post linh tinh thôi

Xem qua vài cái số má trên blog của mình và blog bcm:

  • Các post nhiều view nhất  của mình là các post review sách, cụ thể là ba quyển “Những trò ngụy biện biến sai thành trái”, Game of thrones 1A, và quyển viết về Abramovic. Ngoài ra 1 post cũng đc kha khá view (không tính time onsite, post mình đặt title bằng tiếng Anh) là post về intrinsic và extrasic motivation. Đa phần đều là user từ search engine. Thành ra có một câu hỏi là liệu mô hình review sách có thể tăng quy mô lên đc ko nhỉ? Nếu kết hợp với social thì sẽ ra sao?
  • Blog BCM thì có lẽ bài được nhiều view nhất là bài Black PR của Minh Hạnh (dĩ nhiên là không thể kì vọng một bài viết chất lượng, khi tác giả mới chỉ là sv năm 2), sau đó đến bài “Thế nào 4P?” của Kiên và “Marketing trong cuộc sống” của My. Chất lượng các bài này thì đều thật kinh khủng vì tác giả lần lượt là sv năm 1 và năm 2 :)). Nguồn cùng chủ yếu đến từ Search Engine, nhưng con số có giảm dần theo từng năm. Có khi nào cứ viết ra rồi ngồi thu tiền từ traffic tự nhiên được không? thu đc trong bao lâu thì nên dừng?

Chỉ là post linh tinh thôi… để đỡ bị giày vò bởi cảm giác lười viết. Cái này cũng gọi là nghệ thuật vị người viết, bạn nào tốn vài phút đọc đến đây thì xin lỗi nhé!

Không nhân, cũng chẳng có quả

Cách đây độ ba bốn tuần gì đó, mình chẳng nhớ ngày nào, chỉ nhớ là một hôm rất rét, đợt gió mùa đầu tiên về HN, mình đi làm về, khoảng hơn 10 giờ, đến chỗ đèn đỏ Khuất Duy Tiến – Lê Văn Lương thì gặp một cô ngồi xe lăn. Trông cô khoảng tầm năm sáu chục tuổi, ngồi ở ngay chỗ dừng đèn đỏ, trên cổ đeo một cái giỏ chứa đủ loại kẹo cao su, bấm móng tay… như hàng nghìn người bán rong ở khắp cái đất HN này vẫn đeo.

Ngay lúc ấy đèn xanh nên mình đi vụt qua. Xong được một đoạn thì quyết định quay lại. Chẳng phải mình tốt đẹp gì, quay lại chỉ để mua cái gì đấy cho đầu óc thanh thản, đỡ suy nghĩ.

Mình mua một vỉ kẹo cao su. Mười nghìn. Đưa tờ hai mươi nghìn và nhận lại mười nghìn cô trả lại. Xong vọt đi mà vẫn không có được cảm giác thanh thản mà mình muốn. Nghĩ bảo lần sau chắc phải dừng lại lâu hơn, hỏi han chút.

Bẵng đi mấy hôm đi qua không thấy cô ngồi đấy. Mình cũng chả nghĩ nữa. Cho đến hôm mình mệt, nghỉ buổi sáng, hơn 1h trưa mới bò dậy đi làm. Đói quá nên dừng ở Thái Thịnh mua cái bánh mỳ ăn. Chị bán bánh mỳ làm gần xong mới phát hiện ra mình quên ví. Bảo chị là thôi em quên ví rồi, ngại quá, nhưng bà ý vẫn đưa bánh cho mình, bảo thôi ăn đi lúc nào tiện thì trả sau cũng đc. Đến hôm nay mình vẫn chưa trả được, vì chả biết hàng bánh mỳ mở cửa lúc nào, sáng đi làm, tối đi về đều không gặp.

Lại quay lại chuyện chính, tự nhiên mình nghĩ liệu việc mua bánh mỳ có phải là quả của việc mình làm hôm trước?

Nếu đúng thì thật sự là đéo ổn, vì mình có làm đc cái gì cho cô ngồi xe lăn đâu, thế nên quyết là gặp lại thì sẽ cố tìm hiểu thêm điều gì đấy để giúp.

Rồi mình cũng gặp lại cô kia thật. Lần này mình đứng xa, vì mình nghĩ nếu cô ý đi đến đây thì chắc nhà cũng gần, hoặc nếu không thì phải có ai đưa đến, cứ thử đợi xem sao.

Mình đợi từ 10h30 đến khoảng 11h15. Đêm. Đường vẫn đông, có khoảng gần hai chục người dừng lại trc chỗ cô, mua cái gì đấy. Xong khoảng 11h15 thì có một bác trai đến, đi xe dream. Bác dựng ở chỗ cổng NVH Thanh Xuân, cách chỗ cô kia ngồi khoảng 50m. Chỗ đó kín, khá ít ng qua lại. Rồi bác chạy ra chỗ cô kia và đẩy xe lăn lại chỗ bác vừa dựng xe. Rồi xếp hết đồ lên xe. Mình đi qua để nhìn kĩ hơn, nhưng cũng sợ nên chỉ dám đi qua về đằng Trần Duy Hưng rồi vòng lại. Đến lúc vòng lại thì chẳng thầy ai nữa.

Âu cũng là một cách cô kia, và có khi là cả chú kia kiếm tiền. Và mình cũng chẳng còn chút cảm giác áy náy nào mỗi lần đi qua chỗ cô kia ngồi nữa.

Chỗ bán bánh mỳ thì chắc trưa nào đấy sẽ chạy qua, trả tiền bánh và mua cái nữa. Kể ra chị bán hàng cũng rất khéo. Âu cũng là một cách bán hàng.

Liệu có thể thắng trong trò chơi số đề ?

Bạn có thể giành được phần thắng trong trò chơi số đề?

Theo cách chơi số đề thông thường, bạn bỏ n đồng, nếu thắng bạn giành được 70n đồng, xác xuất thắng của bạn là 1/100, tức là tính trung bình cứ chơi 100 lần thì bạn sẽ thắng 1 lần.

Nói cách khác, trung bình bỏ 100n thì bạn sẽ được 70n, lỗ mất (100-70)n=30n. Dĩ nhiên, bạn đã thua. Nhưng liệu có cách nào để bạn dành chiến thắng không?

Hãy thử cách chơi sau:

Ngày đầu tiên, bạn chọn một con số, 69 chẳng hạn, và chơi với mức tiền 10 Đ.

Nếu không trúng, ngày tiếp theo, bạn chơi với số tiền (10 +5) Đ, vẫn số 69.

Ngày thứ 3 không trúng, bạn chơi với số tiền (10+5*2) VNĐ

….

Cứ thế cho đến khi trúng.

Giả sử bạn trúng ở ngày thứ X, số tiền bạn nhận được sẽ là 70*(10+5*(X-1)) – rút gọn lại: 350+350X

Số tiền bạn phải bỏ ra:

10+(10+5)+….+(10+5(X-1) = 2.5 x^2 + 7.5x (Công thức tính tổng cấp số cộng)

Số tiền bạn thu được (số thu về – số bỏ ra):

350+350x-2.5x^2 -7.5x = -2.5x^2 +350x +342.5

Đây là đồ  thị của hàm bậc 2 về lợi nhuận của bạn:

Đồ thị doanh thu
Đồ thị doanh thu của bạn tính theo ngày (X) (Thời gian là trục x, lợi nhuận là trục y)

Có thể thấy, nếu kết quả sổ xố trả về 69 trong vòng 141 ngày, lợi nhuận của bạn sẽ dương.

Đồ thị cũng chỉ ra rằng, bạn sẽ thu về lợi nhuận tối đa nếu kết quả sổ xố về 69 trong 70 hoặc 71 ngày.

Trường hợp trung bình, xổ số về 69 vào ngày thứ 100, lợi nhuận bạn thu được sẽ là:

-2.5*100^2+350*100+342.5 = 10342.5 đ lợi nhuận

Trong đó:

  • Doanh thu là 35350 đ
  • Chi phí bạn phải bỏ ra: 25007.5 đ

Lợi nhuận của bạn sẽ là ~40% chỉ sau 03 tháng, phải không nhỉ?